Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Phạm Thị Bạch Liên chia sẻ thành thật của một chiến sĩ neo đơn, nữ tu sĩ

Đôi dòng chia sẻ thành thật của một nữ tu sĩ, chiến sĩ neo đơn

Phạm Thị Bạch Liên chia sẻ

Người Bảo Trợ ĐINH THỊ MỨT - 840-000-119-713

Tôi tên là Phạm Thị Bạch Liên, có biệt danh là Ni cô Huyền Trang, năm nay đã 75 tuổi. Vào khoảng tháng 9 – 2004, tôi bị tai nạn giao thông bị té gãy tay và được thầy lang bó ngãi (ngãi ngâm với cồn). Thầy lang dùng bông gòn bó chỗ gãy sau khi sửa cho xương ngay, thêm một tai nạn khủng khiếp nữa là chiếc đèn dầu ngã vào tay tôi, lửa phựt cháy tay tôi như “cây đuốc của Thích Quảng Đức tự thiêu”, cháy luôn lớp tre bó bông goon tẩm cồn. Sau khi chữa tắt lửa , tay tôi phù to tới nách, vào các bệnh viện (theo chuẩn bảo hiểm y tế) Long Xuyên, bệnh viện Nguyễn Trãi, bệnh viện Chợ Rẫy…, bệnh án đều kết luận là có thể rã khớp. Đau nhức không còn nước mắt để khóc, hôi thối không thể tả, bác sĩ lóc hết phần thịt phù thối trên tay tôi bỏ đi.

Được một người bạn tên Đinh Thị Mức tu hành từ nhỏ, ăn chay trường không lập gia đình hốt thuốc nam bố thí mỗi chủ nhật hơn 1.000 thang giúp đời, đã thông tin cho tôi biết về thực phẩm chức năng hay lắm mau mua về dùng. Tôi bỏ bệnh viện về Chợ Mới (An Giang), bạn đưa tôi lên nhà của chú Phan Thanh Sỹ tại huyện Thanh Bình, Đồng Tháp. Nghe thực phẩm quá nhiều tiền tôi hơi chùn bước, nhưng với tấm lòng vị tha của hai ông bà Út Sỹ sẵn lòng giúp tôi, lòng không đắn đo tôi đã dùng sản phẩm: Aloe Vera Gel ms: 015, viên Forever Arctic Sea ms: 039 , Royal Relly ms: 036 Forever Grinkgo Plus ms: 073 trong vòng một tuần lễ (bên cạnh đó tôi vẫn dùng thuốc tây theo toa bác sĩ).

Sau thời gian đó tôi cảm thấy trong người nhẹ hẳn đi các bệnh đã có từ lâu như cao huyết áp, loét bao tử, xơ máu cơ tim, đồng thời bớt nhức, bớt chóng mặt, ăn ngủ tốt hơn. Được nửa tháng, tôi hết sản phẩm tìm về Công ty Lô Hội cũng gặp chú Sỹ, tôi tiếp tục mua dùng tiếp, và rất nhiều lần chú Sỹ đưa tôi lên chia sẻ niềm vui của mình. Nhờ sản phẩm này mà nỗi khổ đau của tôi đã vơi dần đi và hết luôn như ngày hôm nay, thịt trả lại bình thường và không còn vết cháy nám.

Mỗi lần chia sẻ, mọi người trong hội trường đều chăm chú lắng nghe, cảm thương tâm trạng lúc cười, lúc khóc của Ni cô Huyền Trang. Lúc đó, Ban Giám đốc Công ty cảm thông một tu sĩ, chiến sĩ nghèo hoạn nạn, tự tay tặng cho tôi một số sản phẩm để tiếp cứu chữa cho tôi mau bình phục. Tôi không kềm được lòng mình nên đã khóc nức nở… Hôm nay tôi đã hoàn toàn bình phục. Tôi rất cảm kích Công ty FLP đã tạo ra dòng sản phẩm vô giá. Tôi xin nhắn gửi quý bà con cô bác hãy mạnh dạn tin tưởng thực phẩm dinh dưỡng chức năng của FLP dùng sẽ được nâng cao sức khỏe, sắc đẹp và chất lượng cuộc sống.

Phạm Thị Bạch Liên (biệt hiệu Huyền Trang)
Địa chỉ : 638/14/36 Khu phố 3, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP.HCM
ĐT: 08.7175969

Video Phạm Thị Bạch Liên chia sẻ :

2 nhận xét:

  1. Chuyện đời nguyên mẫu ni cô Huyền Trang

    Bước vào con đường tu hành khổ hạnh, ngày ngày bà ăn chay niệm Phật và cầu nguyện cho quốc thái dân an. Thế nhưng bọn cướp nước không cho "người con của Phật" được trọn kiếp tu hành.


    Sinh ra trong một gia đình có kiếp tu ở Sa Đéc (Đồng Tháp), lên 7 tuổi bà đã quy ẩn nhà chùa. Tên cúng cơm của bà là Phạm Thị Bạch Liên. Tuy nhiên, cái tên ấy dường như chỉ còn trong tiềm thức của riêng bà, bởi người đời luôn gọi bà là ni cô Diệu Thông hay Huyền Trang.

    Thời niên thiếu của Bạch Liên sống với mẹ cùng chín anh chị em trong chùa. Cha bà hồi đó là công nhân thợ nước ở Sài Gòn. Thấy cảnh áp bức bất công và hẳn có điều gì làm ông uất hận nên quyết tâm lên núi theo nghiệp tu hành.

    Chuyện đời nguyên mẫu ni cô Huyền Trang
    Phần vì thương chồng, phần cũng buồn cho số phận, mẹ bà cũng xuống tóc đi tu. Nhìn mái tóc dài chấm gối đen láy của mẹ lần lượt rơi rụng theo đường kéo của sư thầy khiến Bạch Liên cảm thấy rất ngạc nhiên. Bà chưa nhận thức được đó là khởi đầu của một kiếp chân tu để con người ta thanh thản quên đi mọi sự đời.

    Lần lượt những đứa con của mình lớn lên, bà đều hướng cả vào chốn thiền môn. Nơi cha Bạch Liên tu là chốn rừng sâu núi thẳm. Nơi đó, mái chùa lợp tranh nằm ẩn mình trong khu rừng âm u, luôn có vượn kêu, thú gầm.

    Ni cô Bạch Liên đầu cạo trọc để chỏm ngày một lớn lên theo những bài kinh cầu nguyện. Thấy mẹ đọc kinh bà cũng đọc. Nhìn mẹ ăn chay bà cũng ăn chay chứ nào biết gì về con đường chân tu khổ hạnh mà người đời thường lấy đó để nương náu những lúc cùng quẫn. Rồi cái chỏm tóc đen láy trên đầu ni cô cũng được cạo trọc. Bạch Liên chính thức bước vào con đường "sa di".

    Ít năm sau đó, bà thọ giới Tì Kheo mang pháp danh Diệu Thông. Để hướng cho con theo đạo một cách vừa có tâm lại vừa có tài nên cha Diệu Thông đã gửi bà ra miền Trung theo học ni trường Diệu Đức ở Huế.

    Năm ấy, miền Trung bị ảnh hưởng của thiên tai, lụt lội hoành hành. Mưa dầm dề khiến ngày trong chùa cứ dài lê thê. Trong cảnh đói kém, loạn li, giữa đất cố đô mưa buồn não nề, Diệu Thông cùng các tăng ni theo xe của chùa đi phát gạo, phát thuốc cho dân nghèo.

    Lợi dụng hoạt động hợp pháp ấy, đoàn xe của chùa chạy thẳng lên chiến khu tiếp tế gạo cho bộ đội. Đường xa, lầy lội lại vừa chạy vừa phải cảnh giác giặc phát hiện nên đến đoạn cua tay lái không kịp, xe bị lật.

    Mọi người hoảng loạn, chao đảo. Riêng ni cô Diệu Thông kẹt trong ca- bin bị va đập đến vỡ đầu. Chiếc khăn trùm màu trắng nhuốm máu đỏ như thấm nước. Bị thương nặng như vậy nhưng ni cô vẫn tỉnh táo tham gia nốt quãng đường còn lại. Duy chỉ có vết sẹo to tướng trên đầu cho đến tận bây giờ tóc ở đó vẫn không mọc được.

    Vụ chuyển gạo dù được che đậy kín đáo nhưng vẫn bị bọn cầm quyền nghi ngờ. Chúng có cớ buộc trường phải đuổi học một số tăng ni trong đó có Diệu Thông.

    Hiểu thấu nỗi buồn của Diệu Thông khi không thể hoàn thành được tâm nguyện của cha, trước khi tiễn bà, hòa thượng trụ trì đã hết lời động viên. Vị trụ trì nói rằng, bị đuổi khỏi trường không có nghĩa là bà không chấp hành đúng nội quy hay vi phạm kỷ luật. Từ lòng thành của nhà Phật đã dạy bà rằng, phải độ chúng sinh khi đất nước đang lâm cảnh tai ương, tang tóc.

    Ni cô Diệu Thông lau nước mắt, lên đường về lại Sài Gòn trong khi vết thương trên đầu đang tạo da non. Lòng bà buồn rười rượi. Bởi bà đã phụ lòng mong đợi của cha. Những ý nghĩ giằng xé tâm can cứ choáng ngợp lấy tâm trí ni cô.

    Năm 1959 vừa về đến Sài Gòn, chứng kiến phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân đang lên cao, ni cô Diệu Thông được như thôi thúc đi theo cách mạng. Bà nhanh chóng tìm nơi nương náu để xây dựng cơ sở rồi sau mới về thăm chùa và gia đình.

    Trả lờiXóa
  2. Mắt xích quan trọng

    Sài Gòn và cả miền Nam thời gian này đang có những chiến dịch tố cộng, diệt cộng đẫm máu. Trên đường trở về quê hương từ Sa Đéc đến xã Tân Dương, ni cô nhiều lần thảng thốt, bàng hoàng khi tận mắt nhìn thấy những cái máy chém. Nhiều chiến sĩ cách mạng và cả dân lành quanh năm chân lấm tay bùn cũng bị chúng cho vào máy chém để trừ hậu họa. Chúng làm như vậy để dằn mặt những ai có tư tưởng theo Việt cộng.

    Hình ảnh ấy ngay cả những lúc tĩnh tâm nhất cũng ám ảnh ni cô Diệu Thông. Những cái giật mình trong đêm cắt ngang bài cầu kinh của bà. Bà chợt hiểu ra, con đường chân tu của mình đã được dòng máu đồng bào nhuộm đỏ. Bà không thể ngồi tu mà ngoài kia dân tình ai oán, khóc than. Rồi bà chợt nghĩ, cái cốt của đạo là cứu khổ cứu nạn. Chính vì thế, ni cô Diệu Thông không thể ngồi yên khi thấy cảnh chết chóc, hãm hiếp, cướp bóc dân lành của giặc.

    Quê hương đồng khởi, hai mẹ con ni cô Diệu Thông cùng tham gia giải phóng xóm làng. Niềm vui khi đuổi được gót giầy xâm lược đi xa, lòng bà lâng lâng như vừa đọc một bài kinh xá tội. Sự bình yên trở về trong từng mái lá nghèo và cả ngôi chùa Kim Bửu, nơi hai mẹ con ni cô Diệu Thông đang tu hành.

    Bấy giờ, ni cô mới đi tìm gặp cha để kể hết sự tình. Cha biết chuyện nhưng không hề trách móc la rầy con gái mà còn khen bà đã làm đúng với những gì đạo Phật răn dạy. "Vô ngã" không có nghĩa là thấy chuyện bất bình làm thinh. Mà "vô ngã" là đừng bao giờ sa chân lỡ bước vào những nơi vẩn đục, tay làm những điều xấu xa bị người đời chê trách.

    Nghe cha nói, có một điều gì đó trong lòng chợt thức dậy. Ni cô quyết chí lên Sài Gòn, sống cuộc đời tu hành tự lập và nuôi dưỡng một ý định táo bạo được cho là bứt phá trong giới tu hành khổ hạnh.

    Ngày ấy, trên góc đường Trần Quốc Toản và Lò Siêu (Q11) trước kia chỉ toàn là nước và sình lầy với những ngôi nhà lụp xụp mái lá mà người ta vẫn gọi là khu ổ chuột của những người cùng khổ. Bỗng đùng một cái, từ vùng đất ấy mọc lên một ngôi chùa mái lá, ngày ngày tỏa khói hương nghi ngút. Ngôi chùa ấy đã át đi cái màu u ám, hôi thối trước kia.

    Ngôi chùa làm theo kiểu nhà sàn để phòng tránh nước ngập. Dưới sàn nhà, cỏ cây được thay bằng ao rau muống xanh tươi mơn mởn. Đây là công trình được xây dựng lên bằng mồ hôi, nước mắt của một ni cô. Thành quả của những ngày âm thầm đắp đất, bới cỏ, nhặt từng thanh tre ghép lại thành cột chùa và trở thành căn cứ của chiến sĩ biệt động thành, góp phần vào thắng lợi của cách mạng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

    Nơi ẩn náu an toàn của các chiến sĩ cách mạng

    Ni cô Diệu Thông hàng ngày tỉ mẩn làm hương, ủ tương rồi không quản mưa nắng đem bán kiếm từng đồng cắc lẻ mua những thứ thiết yếu cho ngôi chùa. Mái chùa mọc lên với cái tên Bổn Nguyện.

    Từ khi khu đất có chủ, có chùa, người ta không còn đến đổ rác nữa. Chùa Bổn Nguyện hàng ngày thu hút đông đảo khách thập phương đến cúng vái, cầu an. Không chỉ là một ngôi chùa, đây còn là nơi náu thân của những phận người bần cùng trong xã hội.

    Rồi những Phật tử thường xuyên lui tới chùa. Ít ai biết được đó là một mạng lưới cách mạng đang phát triển lớn dần lên trong vỏ bọc nhà chùa dưới sự chở che của ni cô Diệu Thông. Kiếp tu hành của ni cô Diệu Thông từ đây chính thức bước sang một chương mới. Sau này bà Liên với bí danh Huyền Trang đã trở thành một mắt xích quan trọng của biệt động thành.

    Trả lờiXóa

 
Copyright © . Gel Cây Lô Hội - Nha Đam - Posts · Comments
Theme Template by Lô Hội